Hạn chế chấm đồ ăn vào muối và gia vị mặn trước khi ăn (Ảnh: Getty Images).
Muối là một chất bảo quản và tăng vị giác được sử dụng gần như trong tất cả các thực phẩm chế biến sẵn. Các chuyên gia khuyến cáo hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều muối và thực phẩm chế biến sẵn với muối, vì liên quan tới bệnh tăng huyết áp và có thể tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần hạn chế lượng muối cho vào thực phẩm trong quá trình chuẩn bị và nấu ăn. Hạn chế chấm đồ ăn vào muối và gia vị mặn trước khi ăn. Tăng cường các cách chế biến như: luộc, hấp thay cho kho, rim, rang thường cần nhiều gia vị mặn. Các loại gia vị tươi và khô có thể được dùng để thêm vị thay thế muối, do vậy hãy giữ cho tủ đựng gia vị của bạn luôn phong phú.
Các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn
Tránh lạm dụng thịt chế biến sẵn (thịt xông khói, thịt muối, giò, chả, xúc xích...) để giảm nguy cơ ung thư (Ảnh: Getty Images).
Một trong những nội dung quan trọng của khuyến nghị chế độ ăn phòng chống ung thư là hạn chế khẩu phần thịt đỏ (như thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, thịt chó…) và tránh lạm dụng thịt chế biến sẵn (thịt xông khói, thịt muối, giò, chả, xúc xích...).
Một giả thuyết để giải thích mối liên quan giữa thịt đỏ và ung thư ruột liên quan tới chất tạo ra màu đỏ đặc trưng của nhóm thịt này có thể phá hủy màng ruột, làm cho ung thư dễ phát triển hơn, nếu chúng ta ăn quá nhiều.
Lạm dụng thịt đỏ cũng có thể kích thích ruột tạo ra chất gây ung thư gọi là các chất N-nitroso, liên quan đến việc phá hủy ADN trong tế bào chúng ta. Các loại thịt chế biến sẵn cũng có thể tạo ra hàm lượng các chất N-nitroso cao hơn thịt đỏ tươi. Điều này có thể giải thích vì sao mối liên quan với ung thư của chúng mạnh hơn.
Hãy thử các cách sau để giúp cắt giảm lượng thịt đỏ bạn ăn hàng ngày như: ăn vài bữa ăn không thịt đỏ mỗi tuần, ăn thịt gia cầm nạc như thịt gà không da, thay thế một phần thịt bằng các loại đậu, vốn là những thực phẩm giàu protein và ít chất béo.
" alt=""/>Thích đến mấy cũng không nên ăn quá nhiều 2 món này để tránh ung thưChất béo còn tham gia một số hoạt động thần kinh, thiếu nó sẽ khiến bạn dễ mệt mỏi và mau "đuối" trong những việc cần đến đầu óc.
Ngoài ra, người thiếu chất béo hay rơi vào trạng thái lờ đờ, bị rụng tóc, mất ngủ.
Giảm bớt các món ăn nhiều dầu mỡ là rất nên nhưng không đồng nghĩa với việc cắt giảm hoàn toàn chất béo khỏi khẩu phần. Thay vào đó, bạn nên chọn loại chất béo tốt. Cụ thể, hãy nấu ăn bằng dầu thực vật: dầu mè, dầu đậu nành, dầu đậu phộng… Về chất béo động vật, loại chất béo tốt là chất béo trong cá, vốn chứa nhiều Omega-3 giúp phòng chống bệnh tật, tốt cho sức khỏe và nhan sắc của bạn.
Theo Anh Thư
Người lao động
" alt=""/>Mau già, hay mệt mỏi vì… không chịu ăn dầu mỡ?Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, loại ung thư vú thường gặp nhất là ung thư ống tuyến vú (ductal carcinoma), xuất phát từ tế bào của ống tuyến. Ung thư xuất phát từ tiểu thùy và thùy tuyến vú được gọi là ung thư tiểu thùy (lobular carcinoma). Ung thư vú dạng viêm thường có biểu hiện sưng, nóng và đỏ, đây là dạng ung thư vú ít gặp.
Dấu hiệu ung thư vú
Nếu có những triệu chứng này, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời:
- Xuất hiện khối u ở vú, gần xung quanh vú hoặc dưới nách;
- Dịch từ núm vú đặc biệt dịch có máu;
- Vết lõm da vú hoặc dày da vú;
- Đau nhức vùng vú hoặc núm vú;
- Biểu hiện tụt núm vú;
- Vú có sự thay đổi về kích thước và hình dáng;
- Da vùng vú, quầng vú hoặc núm vú có vảy, đỏ hoặc sưng;
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
- Độ tuổi: Ung thư vú có thể gặp mọi lứa tuổi, đặc biệt là những phụ nữ trên 45 tuổi. Những phụ nữ không sinh con và sinh con đầu lòng sau độ tuổi 30 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người khác.
- Bản thân mắc bệnh lý về tuyến vú: xơ vú, áp-xe vú… nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục vùng vú và tiến triển thành ung thư.
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình nếu có bà, mẹ hay chị mắc ung thư vú thì tỷ lệ mắc ung thư vú của cá nhân sẽ cao hơn. Phần lớn các trường hợp ung thư vú do di truyền thường từ 2 gen là BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ có đột biến gen BRCA1 và/hoặc BRCA2 có thể có đến 80% nguy cơ mắc bệnh.
- Người từng bị ung thư như: ung thư buồng trứng, phúc mạc, vòi trứng hoặc đã từng xạ trị vùng ngực cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn.
- Phụ nữ dậy thì sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác. Nguyên nhân là do những phụ nữ này hay chịu tác động lâu dài của hormone estrogen và progesterone.
- Béo phì cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nguyên nhân do phụ nữ bị béo phì thường sản sinh ra nhiều estrogen hơn so với phụ nữ khác. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư vú mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư gan…
- Lối sống và sinh hoạt thiếu khoa học: Chế độ ăn uống nhiều calo trong khi cơ thể lười vận động sẽ làm lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng cao dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Ngoài ra, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, căng thẳng kéo dài cũng dễ dẫn đến ung thư vú.
- Phơi nhiễm phóng xạ: Tuy lượng phơi nhiễm từ tia X là rất thấp nhưng nữ giới cũng nên hạn chế tiếp xúc với môi trường phóng xạ để tránh nguy cơ mắc bệnh.
" alt=""/>Có một trong 8 điều này làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú